Xem nhanh
1. Lựa chọn đầu sách phù hợp.
Hãy chọn một quyển sách không quá tầm với trình độ tiếng của bản thân.
Việc đọc một quyển sách dày đặc từ mới và hàm chứa những cấu trúc ngữ pháp chúng mình chưa nắm rõ là cách nhanh nhất để giết chết hứng thú đọc.
2. Khối lượng đọc.
Đọc sách không bao giờ là thừa.
Thế nhưng, nếu quá bận, chúng mình nên đề ra những mục tiêu nhỏ hơn như: “Đọc hết phần A”, “Đọc hết đầu mục B”,… Như vậy sẽ giúp cho mạch đọc không bị ngắt quãng khi ta tiếp tục đọc vào ngày hôm sau.
3. Truyện tranh.
Nếu bạn không thích “nhiều chữ”, truyện tranh chắc chắn là một ý kiến không thể bỏ qua. Và đừng nghĩ rằng đọc truyện tranh là trẻ con hay chưa trưởng thành.
Do truyện tranh chủ yếu bao gồm những câu thoại trong cuộc sống hằng ngày, chúng giúp ta có khả năng đối thoại một cách tự nhiên hơn.
Ví dụ như khi được hỏi “How are you?”, bạn sẽ biết cách trả lời khác ngoài “I’m fine, thank you. And you?”
4. Đừng ngại viết lên sách.
Dĩ nhiên chúng mình đều muốn giữ cho quyển sách xinh xắn nhất có thể.
Tuy nhiên, hãy mạnh dạn gạch chân lại những ý diễn đạt hay, ghi nghĩa từ mới ngay bên cạnh. Điều quan trọng ở đây là cái gì ĐỌNG lại được trong đầu chứ không phải sách sạch hay bẩn.
5. Tổng hợp lại những gì đã đọc.
Nếu chỉ viết vào sách rồi để đó, mọi chuyện sẽ không đi đến đâu cả.
Hãy cố gắng tạo lập thói quen ghi lại những từ vựng, cấu trúc diễn đạt thú vị mình đã gạch chân trước đó vào một quyển sổ nhỏ và hãy mang nó đi khắp nơi, liên tục đọc lại và bổ sung thêm.
Việc này sẽ khiến trình độ tiếng của bạn tiến bộ được nhiều hơn bạn nghĩ.